Bệnh chướng diều khô chân ở gà xuất hiện khá phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không biết cách nhận biết và điều trị thích hợp thì sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của chiến kê. Vậy nên trong bài viết dưới đây, https://www.flyriteinc.com/ sẽ giúp bạn về loại bệnh này và phương pháp để những chú gà khỏe mạnh nhé.
Biểu hiện của bệnh chướng diều khô chân ở gà
Bệnh chướng diều khô chân ở gà khiến người chăn nuôi vô cùng lo lắng. Bởi vì điều này không chỉ ảnh hướng đến ngoại hình mà cả sức khỏe của các chiến kê. Một số trường hợp chữa trị chậm còn dẫn đến tình trạng gà bị tử vong.
Vậy nên bạn cần phải biết biểu hiện của bệnh tình này, giúp đưa ra phương án chữa trị hợp lý cho chúng.
- Diều của gà bị chướng sẽ căng lên, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Do đó chúng cũng lười ăn hơn, sụt cân và phần lông trông rất ủ rũ.
- Chân của chúng bị khô nên ảnh hưởng đến quá trình di chuyển, ít đi lại và thường xuyên đứng yên.
- Những con bị nặng hơn thì chân sẽ tóp lại, trở nên co quắp và thiếu sức sống.
- Phần cánh của gà bị xệ xuống, đồng thời ánh mắt lờ đờ rất mệt mỏi.
Nguyên nhân xuất hiện bệnh chướng diều khô chân ở gà
Bệnh chướng diều khô chân ở gà thường xuất hiện trong giai đoạn dưới 1kg. Bởi lúc này thì sức đề kháng của chúng còn khá yếu, chỉ cần một yếu tố tác động nhỏ cũng ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa.
Tùy từng trường hợp thì có biểu hiện gà khô chân đi kèm với chướng diều hoặc không. Người chơi cần nhận định đúng thì hình của chiến kê để có cách xử lý cho hiệu quả.
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến chúng bị chướng diều khô chân.
- Có thể là do mật độ nuôi khá cao, vậy nên sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề vệ sinh chuồng trại. Xuất hiện vi khuẩn ảnh gây bệnh cho các chiến kế nên chướng diều khô chân.
- Xây dựng chế độ ăn uống cho gà không hợp lý, dẫn đến thiếu hàm lượng chất xơ. Điều này khiến chúng bị khó tiêu, chân thiếu nước nên khô nên khá xơ xác và thiếu sức sống.
- Cho chiến kê ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng bội thực, nặng hơn là nghẽn đường ruột, nấm diều. Đây là một lý do khiến diều của chúng bị chương và chân cũng khô.
- Nhiệt độ nuôi gà không phù hợp nên gây ra tình trạng mất nước và chân bị khô.
Nếu chiến kê bị tình trạng khô chân mà không chữa trị kịp thời thì trưởng thành sẽ gây ra các bệnh khác như Newcastle, tụ huyết trùng gumboro, thương hàn, bạch ly,…
Cách điều trị và phòng bệnh chướng diều khô chân ở gà
Mỗi ngày khi chăm gà thì người nuôi cần quan sát để phát hiện ra các biểu hiện lạ. Bởi vì nhận biết càng sớm thì khả năng điều trị hiệu quả cũng cao hơn.
Điều trị bệnh chướng diều khô chân ở gà
Tùy vào từng trường hợp thì bạn cần có phương pháp điều trị thích hợp cho chiến kê. Ví dụ như do mật độ thì hãy gian nuôi giãn cách hơn, để chúng có không gian sạch sẽ, thoáng mát.
- Những chiến kê có biểu hiện bệnh cần cách ly ra riêng để theo dõi và không làm lây lan ra cả đàn.
- Vệ sinh chuồng trại, loại bỏ hết các chất độn cũ và khử trùng khu vực nuôi gà.
- Nâng cao sức đề kháng cho chúng, tạo không gian để chúng đi lại, vận động hệ thống cơ.
- Nếu chúng bị chướng diều thì cần bổ sung thêm chế phẩm sinh học làm tăng lượng vi sinh vật có lợi, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn.
- Nếu trình trạng của gà không thuyên giảm thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ để cho uống loại thuốc thích hợp.
Phòng bệnh
Tình trạng chướng bệnh và khô chân ở gà xuất hiện khá phổ biến. Do đó người nuôi cần có cách điều trị cũng như phòng chống hợp lý cho các chiến kê.
- Thường xuyên tổng vệ sinh chuồng trại cho gà, phun khử trùng định kỳ để không phát sinh dịch bệnh.
- Nên sử dụng chất độn chuồng bằng mùn cưa, vỏ trấu sẽ giúp giảm 50 – 70% mầm bệnh. Đặc biệt cách này còn giúp chân của gà không bị khô, giữ độ ẩm rất tốt.
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vacxin cho chiến kê theo độ tuổi, đúng liều lượng và kỹ thuật.
- Không được nuôi gà với mật độ quá dày, đảm bảo cung cấp đủ nước cho chúng.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho chiến kê, chú ý đến chất xơ, vitamin C,…
- Duy trì nhiệt độ phù hợp khi nuôi gà, nếu lạnh thì cần lắp thêm hệ thống sưởi.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thông tin bệnh chướng diều khô chân ở gà. Đây là một tình trạng khá phổ biến khi nuôi chiến kê, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hy vọng khi áp dụng các kiến thức trên sẽ giúp bạn nuôi gà được khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất.